Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Bộ công cụ Harmonica Hoor

Trong khi giá thành của các bộ công cụ Harmonica (Lee Oskar Harmonica Tool Kit, Hering Harmonica Maintenance Kit, Hohner Harmonica Service Set, Hohner Harmonica Instant Workshop) khá là đắt đỏ và những cây Harmonica của ta lại thường xuyên trong tình trạng cần phải vệ sinh, bảo dưỡng thì tại sao không tự tạo ra một bộ? Chắc chắn là sẽ không thể hoàn hảo như những bộ chuyên dụng được thương mại hóa, nhưng mà lợi ích mang lại cũng không hề nhỏ. Dưới đây là bộ Harmonica Hoor Tool Kit (tạm đặt tên trên quan điểm thẩm du tinh thần):
Công dụng của từng công cụ và cách tạo ra chúng (nếu có):
  1. Búa loại nhỏ (số 1): Với những cây kèn có các bộ phận gắn với nhau bằng đinh thì khi lắp ráp ta cần búa để đóng lại cho chắc chắn. Nên dùng những loại búa nhỏ (loại trên hình vẫn to) để tránh việc bị gõ nhầm vào đinh cố định các lưỡi gà (reeds) và tấm đế (plate).
  2. Dao (số 2 + 3): Khá nhiều việc cần dùng đến dao như tách rời các bộ phận gắn với nhau bằng đinh, chỉnh âm, phòng thủ (người chơi Harmonica sẽ có rất nhiều các mối nguy hiểm rình rập xung quanh). Nên chọn loại dao có lưỡi mỏng nhưng cứng.
  3. Kìm mỏ nhọn (số 4): Dùng nhổ đinh, uốn vỏ (cover), nhổ răng mấy đứa dám phản ứng tiêu cực với tiếng kèn của ta (đùa thôi).
  4. Kìm cắt (số 5): Dùng điều chỉnh độ dài của công cụ số 14 hoặc bấm móng tay cho dễ cầm kèn.
  5. Giũa (số 6): Dùng chỉnh âm lưỡi gà. Có lẽ phải kiếm 1 cái nhỏ xinh hơn, cái to tướng này vô dụng, thậm chí là phản tác dụng vì lỡ tay cái là đi luôn cả 1 dàn lưỡi gà cạnh nhau. Dùng giũa cần khéo léo như ... xỉa răng cho chó vậy. Muốn biết tại sao thì phải thử (thử xỉa răng cho chó ấy nhé). Chọn mấy con như ngao tạng hay pitbull mà làm. Xong rồi nếu còn tay thì hãy đi giũa kèn.
  6. Tua vít 2 cạnh, 4 cạnh (số 7 + 8 + 11): Đa số các loại kèn sử dụng 2 loại ốc vít này. Chuẩn bị các cỡ để dùng cho phù hợp, tránh việc gậy ông nọ cắm lỗ bà kia rất dễ gây ra hiện tượng "nở hoa" cho ốc vít.
  7. Dụng cụ nâng lưỡi gà (số 9): Dùng lách vào giữa khe lưỡi gà và tấm đế để giũa chỉnh âm hoặc chỉnh lại độ hở của lưỡi gà. Càng mỏng càng tốt. Ở đây mình lấy 1 chiếc thìa loại đểu 5k 3 chiếc, dùng kìm cắt bỏ phần lưỡi thìa, dùng búa tán dẹt đầu cho thật phẳng, dùng giũa bo lại các cạnh cho khỏi sắc và mài đến độ mỏng phù hợp. Với 5k cho phép ta làm sai 2 lần hoặc nếu khéo tay sẽ có được 1 bộ 3 chiếc với các kích cỡ khác nhau.
  8. Dụng cụ chưa biết dùng làm gì (số 10): Đây là 1 cây kéo bấm móng bị gãy mất 1 bên lưỡi khi bấm móng chân (móng chân  mình cứng chẳng khác gì sừng tê giác, giờ toàn phải dùng kìm cộng lực để cắt). Cứ bày ra đây cho nó nguy hiểm.
  9. Dụng cụ điều chỉnh độ cong, độ hở lưỡi gà (số 12 + 13): 1 cái lấy dáy tai và 1 cái giá tháo ở dụng cụ số 10 ra, vừa khít lỗ ... đuýt (kèn). Rất hữu ích.
  10. Đinh mũ loại cực nhỏ (số 14): Đối với các cây kèn dùng đinh để cố định tấm đế lưỡi gà (reed plate) vào lược kèn (comb) thì sẽ cần dùng đến chúng. Vì giả sử khi đang tháo ra mà bị hắt hơi chẳng hạn, có thể bị đứt mũ đinh, đinh bị cong vênh, hay kình lực thâm hậu thổi bốc hơi luôn mấy cây đinh. Loại đinh này rẻ bèo nhưng lại rất khó tìm mua. Mình mất mấy ngày đi lùng sục như chó lùng chuột khắp các nơi, cuối cùng tìm được ở ... cửa hàng đồ lót nữ. Muối hết mặt vì đam mê.
  11. Thứ quan trọng nhất (số 15): Nhân tài phải có đất dụng võ, dâm dâm cô nương thì phải có cường dương công tử. Không có kèn hoặc kèn quá tốt, không cần vệ sinh hay chỉnh sửa gì thì đống trên cũng xếp xó. Cây kèn này không hỏng, không bẩn, không cần chỉnh âm, tóm lại là không sao cả, bày ra làm màu thế thôi hờ hờ.
Còn thiếu 1 công cụ nữa đó là chiếc cờ lê điều chỉnh vị trí của lưỡi gà. Chưa kiếm được vật liệu thích hợp để chế. Sẽ bổ sung sau.
Bonus:

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét