Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Các nốt trùng lặp khác chiều hơi trên những cây Slideless Chromatic

Hình như việc "cố tình" để lại các nốt này là cũng có chủ đích? Như trên cây Tombo S-50:
Single Chromatic
Chú ý: các nốt này khác chiều hơi với nhau.
Trong một lần thổi nhầm vào lỗ hút mà vẫn đúng nốt thì nhận ra cái lỗ đó có tác dụng giảm bớt phần nào sự thiếu hơi khi chơi. 
Ví dụ khi chơi 1 bài có đoạn toàn các nốt hút vào như A F D B#(nốt B# có cao độ bằng nốt C) thì theo phản xạ mình vẫn hút vào lỗ ở hàng trên để chơi nốt B#(C) nên khi xong đoạn này là đuối cá chuối luôn. Nhưng nếu để ý thì hoàn toàn có thể thổi ra lỗ ở hàng dưới để lấy nốt C, vẫn đảm bảo đúng nốt mà lại không bị nổ phổi.
Có lẽ là trên các cây Slideless Chromatic được tuning theo kiểu all-blow (tất cả các lỗ đều thổi) thì cái bên trên vô dụng nên các lỗ trùng âm bị bỏ đi. Như các cây SS-37, AS-37 của Suzuki hay dòng Pipe Horn của Tombo:

Ngoài ích lợi này ra thì còn có thể tận dụng được thêm gì nữa?

3 nhận xét :

  1. Thêm được cái trill một bán cung đó bạn :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng không hẳn ạ, vì trill ở những nốt trùng lặp này thì theo chiều ngang dễ hơn.

      Xóa
  2. cái này giúp khi chuyển lên chơi tone C# ở hàng trên thì ko cần phải tìm note F ở hàng dưới đấy bạn! Chơi tự nhiên như tone C luôn.

    Trả lờiXóa